Hành chính Quảng_Yên_(tỉnh)

Hành chính trước Nguyễn

Hành chính thời Nguyễn

Công ước Pháp Thanh 1887 cắt cho nhà Thanh mũi Bạch Long hay mũi Bạch Long Vĩ (Paklung) thuộc xã An Lương, cùng các làng Mễ Sơn (米山, Mi-shan), Vạn Vĩ (澫尾 hay 萬尾, Van-mie), Mi Sơn tổng Hà Môn phủ Hải Ninh trên bản đồ năm 1888. Biên giới Việt-Hoa chuyển xuống phía nam, tới cửa sông Bắc Luân (sông Ka Long) ở Hải Ninh (Móng Cái).

Trấn Quảng Yên năm 1831 đổi thành tỉnh Quảng Yên gồm 1 phủ là phủ Hải Đông có 3 châu: Vân Đồn, Tiên Yên, Vạn Ninh và 3 huyện: Yên Hưng, Hoành Bồ, Hoa Phong:

  • Châu Vân Đồn trước năm Minh Mạng 17 (1836) là tổng Vân Hải huyện Hoa Phong
  • Châu Tiên Yên gồm 6 tổngː
    • Tổng Hà Môn: Cẩm Phả, Hà Gián, Tiên Yên, Đại Dực,...
    • 3 tổng Đồn Độ, Bắc Lãng, Hậu Cơ Đình Lập: phố Đình Lập, Kiên Mộc, Bình Xá, phố Đà Than, phố Nam Sơn, phố Đại Lực, phố Đồng Tông
    • Tổng Vô Ngại có 4 làng xãː Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Hiếu Dụ
    • Tổng Kiến Duyên hay Kiến Diên 建延, có 4 làng xãː Kiến Duyên, Đồng Tông, Đồng Tâm, Hoành Mô.

Năm 1832, tách phủ Hải Đông thành 2 phủ:

  • Phủ Sơn Định có châu Vân Đồn và 3 huyện: Yên Hưng, Hoành Bồ, Hoa Phong
  • Phủ Hải Ninh có 2 châu: Tiên Yên và Vạn Ninh.

Các làng xã bị mất về lãnh thổ Trung Quốc sau Công ước Pháp Thanh 1887

Các phần đất Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh) bị mất về Trung Quốc sau các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1995

Công ước Pháp-Thanh 1887, cắt nhiều vùng đất thuộc phủ Hải Ninh của Việt Nam sang Trung Quốc, gồmː

  • Đất nguyên của châu Tiên Yên là các xãː Kiến Diên, Đồng Tông thuộc tổng Kiến Duyên
  • Đất nguyên của châu Vạn Ninhː
    • Tổng Bát Tràng gồm các xã: Bắc Nham, Hoàng Mộng, Tuy Lai, Nật Sơn, Thượng Lại, Cổ Hoằng và Vụ Khê
    • Tổng Vạn Ninh gồm xã An Lương, phố An Lương
    • Tổng Hà Môn gồm xã Vạn Công An Lương (mũi Bạch Long Vĩ), Mễ Sơn (Mi-shan), Vạn Vĩ (Van-mie), Mi Sơn, xã Minh Quí (hay Quý Minh 贵明).